• MÁY CÔNG CỤ THÀNH LỘC
Thanh Loc Mechanical and Trading Joint Stock Company
Công ty cổ phần cơ khí và thương mại Thành Lộc
PHÂN PHỐI MÁY CÔNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CNC
Tìm kiếm nhanh

Tin tức - Sự kiện

Áp thuế giá thép tăng vụt, có tích trữ đầu cơ?

Ngày đăng: 01/10/2015
TT - Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thép cho rằng việc các xe tải ùn ùn chờ mua thép là do chính sách tăng thuế của Bộ Công thương thì các chuyên gia lại khẳng định đây là tâm lý tích trữ đầu cơ...

Sáng 13-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Duy Thái, chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Việt (Pomina), xác nhận: “Đang nhức đầu với...cơ quan công an vì xe tải nối đuôi chờ lấy hàng nhà máy dưới Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù nỗ lực giao hàng cho các tài xế chở hàng nhưng số phiếu xuất hàng rất nhiều, lại tập trung đông hơn mức bình thường nên vẫn còn xe chờ bên ngoài”.

Theo ông Thái, sở dĩ có tình trạng các đại lý, nhà phân phối điều nhà xe đến lấy thép nhiều hơn một cách bất thường là do quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công thương ban hành hôm 7-3 (mức 23,3% đối với phôi thép, 14,2% đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung, có hiệu lực từ ngày 22-3 tới). Thuế tăng, một số người suy đoán giá sau ngày 21-3 sẽ cao hơn so với thời điểm hiện nay nên đổ xô đi mua.

Ông Thái cũng không phủ nhận việc Pomina vừa điều chỉnh giá bán thép các loại giao tại nhà máy đã tăng thêm 250.000 đồng/tấn kể từ ngày 9-3, tức hai ngày sau khi Bộ Công thương ban hành quyết định nói trên, từ 8,7 triệu đồng/tấn lên 8,95 triệu đồng/tấn (chưa VAT). Dự kiến từ ngày 14-3, Pomina sẽ tiếp tục điều chỉnh giá bán.

Cũng có đoàn xe xếp hàng dài chờ lấy thép tại nhà máy ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng ông Nguyễn Đình Phúc, tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thép Miền Nam (VNSteel), cho rằng không phải là vì mức thuế tăng của Bộ Công thương, mà do sự tình cờ trùng hợp một số nguyên liệu sản xuất thép như thép phế, phôi thép, quặng... đều có xu hướng nhích giá sau một thời gian dài giảm giá.

Với nguồn cung khoảng 40.000 tấn/tháng như hiện nay, ông Phúc khẳng định đoàn xe đến lấy hàng chủ yếu là các đại lý, nhà phân phối đến chở hàng theo hợp đồng đã ký với VNSteel. “Phần lớn các nhà phân phối đều có hợp đồng dài hạn với các công trình xây dựng nên họ phải cam kết giữ giá và cần sự ổn định về nguồn hàng cung cấp.

Chúng tôi vẫn xuất hàng bán bình thường, nguồn cung sản xuất thép vẫn vượt cầu nên không có chuyện không có hàng, hoặc ghim hàng từ nhà sản xuất. Vấn đề là mọi người cùng kéo đến một lúc thì nó sẽ đông hơn so với bình thường” - ông Phúc giải thích.

Dù các doanh nghiệp giải thích như vậy nhưng ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), cho rằng thị trường tăng giá ào ạt là vô lý bởi năng lực sản xuất thép trong nước đang vượt rất xa nhu cầu. “Thị trường sẽ điều tiết theo nhu cầu thật của nó, chứ không thể tác động bởi các nhu cầu hoặc thông tin ảo được” - ông Sưa nói.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong tháng 1 và 2-2016, tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ trên thị trường xấp xỉ 1,1 triệu tấn, tăng lần lượt 36,6 - 90% so với cùng kỳ năm 2015, bất chấp đây là tháng cận tết và trong tết. Nếu cộng thêm lượng thép tồn kho tại các doanh nghiệp (tức chưa bán được) tính đến ngày 29-2 xấp xỉ 500.000 tấn nữa, nên việc thiếu thép rất khó xảy ra.

Ông Sưa cho rằng việc một số doanh nghiệp điều chỉnh giá bán với lý do giá nguyên liệu tăng chỉ có thể chấp nhận được nếu nguyên liệu đó cập cảng VN từ tháng 4 trở đi. Còn nếu vẫn sử dụng các nguyên liệu giá thấp trước đã mua trong các tháng cuối năm 2015, hay thậm chí đầu tháng 1-2016 mà vẫn tăng giá theo kiểu đón đầu thì chưa hợp lý.

Tình trạng hàng đoàn xe tải ùn ùn xếp hàng dài chờ đến lượt lấy hàng tại các nhà máy thì không ít doanh nghiệp sản xuất thép cho rằng do chính sách tăng thuế của Bộ Công thương mà ra. Còn các chuyên gia thị trường lại khẳng định tâm lý tích trữ kéo theo đầu cơ mới là nguyên nhân thật sự.


Đối tác - khách hàng

AMADA
DNE LASER
ACCURPRESS
AIDA
SIEMENS
FLOW
KOMATSU
HAN JIE
EUROSTAMP
DENER
AMADA
DNE LASER
ACCURPRESS
AIDA
SIEMENS
FLOW
KOMATSU
HAN JIE
EUROSTAMP
DENER
AMADA
DNE LASER
ACCURPRESS
AIDA
SIEMENS
FLOW
KOMATSU
HAN JIE
EUROSTAMP
DENER